TẬT KHÚC XẠ HÌNH CẦU - CẬN THỊ

Chia sẻ nội dung:

23/04/2020

CẬN THỊ VÀ CÁC BIẾN CHỨNG CỦA NÓ

- Ở bài viết trước, chúng ta sơ lược qua các hình thái tật khúc xạ: 

https://lkskyvision.com.vn/cac-hinh-thai-tat-khuc-xa-co-ban-38-1-2-article.html

- Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về CẬN THỊ

- Trước khi đi vào chi tiết, các bạn có thể theo dõi sơ lược về CẬN THỊ ở bài viết dưới đây:

https://lkskyvision.com.vn/giai-doan-2-can-thi-hoc-duong-23-1-2-article.html

I. Các Mức Độ Cận Thị Như Thế Nào?

- Nhẹ: -0.25 ~ -2.75 Diop

- Vừa: -3.00 ~ -6.00 Diop

- Nặng: > -6.00 Diop

II. Tốc Độ Cận - Viễn Theo Tuổi Ở Mắt Cận Thị Như Thế Nào?

1/ Độ cận nhẹ:

- Phần lớn, tốc độ viễn > tốc độ cận do đó mắt có độ cận từ -0.25 đến -0.75 sau 25 tuổi sẽ có xu hướng thành mắt viễn hoặc chính thị hoặc cận nhẹ, do đó một số trường hợp lúc trẻ cận nhẹ cần đeo kính nhưng về sau thì không dùng kính nữa

2/ Độ cận trung bình:

- Phần lớn, tốc độ viễn = tốc độ cận do đó độ cận của mắt sẽ ổn định: không tăng - không giảm

3/ Độ cận nặng:

- Phần lớn, tốc độ viễn < tốc độ cận do đó độ cận của mắt sẽ không ổn định: có xu hướng tiến triển => CẬN THỊ TIẾN TRIỂN

III. Nguyên Nhân Của Cận Thị Tiến Triển:

- Độ cận nặng > -6.00 Điop là ranh giới giữa Tật Khúc Xạ - Bệnh Khúc Xạ và nó phụ thuộc vào mức độ tổn thương đáy mắt (thần kinh - võng mạc)

- Khi chưa có tổn thương đáy mắt, được gọi là nguy cơ Bệnh Khúc Xạ do: tốc độ thoái hóa của dịch kính - hắc võng mạc nhanh hơn bình thường => làm tăng lắng đọng chất thải trong mắt => nguy cơ giảm độ dày võng mạc do thoái hóa

- Khi có tổn thương đáy mắt, được gọi là Bệnh Khúc Xạ do: tốc độ giảm độ dày võng mạc nhanh hơn làm thay đổi cấu trúc đáy mắt vùng cực sau (gai thị - hoàng điểm) với hình ảnh Cận Thị Nặng như hình sau:

Pathological Myopia — The Low Vision Centers of Indiana                           Clinical photography: Myopic degeneration | Specsavers ProFile

- Giải thích dễ hiểu cho điều này: Hình ảnh chúng ta nhìn đang rơi đúng trên võng mạc thì một ngày đẹp trời võng mạc mỏng dần và dần mất đi => hình ảnh sẽ rơi ra trước võng mạc thay vì nó phải rơi đúng trên phần võng mạc đã mất đi

IV. Những Biến Chứng Của Cận Thị Tiến Triển Và Hướng Điều Trị:

1/ Bong võng mạc:

- Tốc độ thoái hóa dịch kính (hóa lỏng) + xuất hiện lỗ rách võng mạc => dịch ùa vào tách lớp võng mạc => bong võng mạc

- Phẫu thuật là lựa chọn hàng đầu đối với hình thái bong võng mạc, tỷ lệ phục hồi thị lực dựa vào vùng bong đã qua hay chưa qua hoàng điểm 

Primary Retinal Detachment | NEJM                 360 Degree Retinal Detachment - Retina Image Bank

- Có thể theo dõi kết hợp laser vùng rách võng mạc nếu bong võng mạc thấp khu trú

retinal-detachment-2 - European Eye Center

Bong Võng Mạc Thấp

2/ Lé Ngoài Hoặc Lé Luân Phiên (Lác Ngoài)

- Do mắt cận thị tiến triển kém quy tụ nên dẫn đến mắt có xu hướng lé ngoài hoặc lé luân phiên => mất thẩm mỹ + ảnh hưởng thị lực => tăng khả năng nhược thị (ở lé ngoài cố định)

- Đeo kính để chỉnh tật lé là lựa chọn hàng đầu + tập nhược thị trước 8 - 12 tuổi (nếu kèm nhược thị) để hồi phục thị lực - thị giác

Strabismus - American Association for Pediatric Ophthalmology and ...

3/ Glaucoma Góc Mở ( Cườm Nước Hoặc Tên Gọi Dân Gian: Thiên Đầu Thống)

- Do nhãn cầu dài ra và võng mạc lại mỏng đi => liên kết giữa các lớp sợi thần kinh yếu đi => thu hẹp thị trường dần dần tiến đến thị trường hình ống: những vùng ảnh xung quanh không còn nhận diện được rõ hoặc không thấy chỉ còn lại thị trường trung tâm (ngay trước mặt)

- Người cận thị có nhãn áp cao hơn so với người bình thường => tăng áp lực lên thần kinh hơn

- Điều trị nội khoa để đạt nhãn áp đích => ngăn chặn tiến triển của bệnh: ổn định thị trường - thị lực tương quan với nhãn áp mong muốn

Pin em NP- Eye Disorders

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Bài viết tiếp theo: TẬT KHÚC XẠ HÌNH CẦU - VIỄN THỊ

Có thể bạn thích

server-notice
 
>