Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về giai đoạn 1: Viễn Thị Sinh Lý
https://lkskyvision.com.vn/giai-doan-1-vien-thi-sinh-ly-36-1-2-article.html
Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về giai đoạn 2: Cận Thị Học Đường
Cận Thị Là Gì?
- Là tình trạng hình ảnh khi ta nhìn thấy rơi ra phía trước Võng Mạc (Thần Kinh) do sự mất cân bằng giữa chiều dài nhãn cầu (trục nhãn cầu) và công suất hội tụ (giác mạc, thủy tinh thể)
Độ Tuổi Nào Dễ Bị Cận Thị?
- Từ 8 đến 25 tuổi và tỷ lệ giảm dần theo sự tăng dần độ tuổi
Khả Năng Bị Cận Ở Mỗi Người Như Thế Nào?
- Ở độ tuổi 8 đến 25, nhãn cầu ngày càng phát triển dài ra cộng với công suất hội tụ ngày càng mạnh hơn làm hình ảnh chúng ta nhìn thấy từ rơi ra sau Võng Mạc (viễn sinh lý) có xu hướng rơi đúng trên Võng Mạc (mắt chính thị)
- Sự phát triển ấy tiếp tục khiến hình ảnh nhìn thấy có xu hướng rơi ra trước Võng Mạc (cận thị) và xu hướng ấy lại phụ thuộc vào yếu tố di truyền của mỗi người
Yếu Tố Di Truyền Cận Thị Như Thế Nào?
- Ba và mẹ không bị cận thị => tỷ lệ con sinh ra bị cận thị < 15%
- Một trong ba hoặc mẹ bị cận thị => tỷ lệ con sinh ra bị cận thị 20-40%
- Ba và mẹ đều bị cận thị => tỷ lệ con sinh ra bị cận thị 30-60%
Có một điều ngạc nhiên là nếu chúng ta lúc sinh ra không bị cận thị nhưng trong quá trình sống lại bị cận thị thì sẽ di truyền sang cho con nhé!
Tại Sao Cận Thị Học Đường Là Điểm Nóng Của Thời Đại 4.0
- Cận thị học đường vì độ tuổi này từ 8-25 là độ tuổi học sinh - sinh viên => ý thức bảo vệ mắt chưa cao
- Nhu cầu giải trí ngày càng phụ thuộc vào công nghệ và công nghệ lại có cự ly ngày càng gần mắt hơn => Mắt điều tiết nhiều hơn => Cận thị giả nhiều hơn
Tốc Độ Tăng Độ Cận Như Thế Nào?
- Với 2 yếu tố kể trên thì phần lớn đều sử dụng mắt ở cự ly gần => tăng nguy cơ Cận Thị Giả + sinh hoạt mắt không hợp lý => Cận Thị Thật
Giải thích dễ hiểu cho điều này: cơ điều tiết khi bị sử dụng liên tục kéo dài không hợp lý sẽ thay đổi khác so với hình dạng ban đầu
- Cận thị học đường + cận thị di truyền làm tốc độ tăng cận rất nhanh
- Tốc độ cận giảm dần khi tuổi ngày càng tăng: nhãn cầu và công suất hội tụ ổn định + ý thức ngày càng tăng về bảo vệ mắt
Làm Thế Nào Để Ổn Định Độ Cận?
Bài viết về vấn đề này :https://lkskyvision.com.vn/8-cach-cham-soc-mat-don-gian-giup-bao-ve-mat-hang-ngay-3-1-2-article.html với nội dung như sau:
- Sinh hoạt mắt nhìn gần hợp lý theo công thức 20-20-20 (20 phút thư giãn mắt 20s nhìn xa trên 20 feets ~6m)
- Hạn chế tối đa nhìn gần trong môi trường thiếu ánh sáng (đặc biệt là thói quen sử dụng thiết bị số trong đêm khuya thanh vắng )
- Chuyển sang chế độ sinh hoạt ngoài chơi (thể thao, thể dục,...) thường xuyên hơn chế độ sử dụng thiết bị số
- Đeo kính thường xuyên với độ cận -1.00 trở lên để nhìn xa rõ và giảm làm việc cự ly gần (nên nhớ mắt sinh ra là để nhìn xa)
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt: https://lkskyvision.com.vn/5-duong-chat-thiet-yeu-cho-doi-mat-sang-khoe-4-1-2-article.html
Ổn Định Độ Cận Để Làm Gì?
- Tránh bất tiện trong sinh hoạt do cặp kính dày (quang sai), giảm độ tinh tế của đôi mắt,..
- Không đến ranh giới độ cận -6.00Diop để giảm nguy cơ biến thành bệnh khúc xạ với các biến chứng sau: bong võng mạc, thoái hóa võng mạc cận nặng,...
- Có thể phẫu thuật khúc xạ nếu có nhu cầu (độ quá cao mà giác mạc mỏng thì mổ không hết độ hoặc tệ nhất là không mổ được nha)
Lúc đó sẽ đợi ít nhất sau 32 tuổi để chuyển sang mổ thay thuỷ tinh thể để đặt kính nội nhãn làm giảm độ cận nếu có nhu cầu nha
Cám ơn các bạn đã theo dõi!
Bài viết tiếp theo: Giai đoạn 3: Tật Khúc Xạ Sau 25 tuổi: https://lkskyvision.com.vn/tat-khuc-xa-sau-25-tuoi-37-1-2-article.html